Do nhu cầu sử dụng và nhập khẩu sản xuất thấp hơn so với nguồn cung nên giá thép phế liệu tại nhiều nơi trên thế giới đồng loạt giảm mạnh. Cụ thể, trong vòng 1 tháng liên tiếp, giá thép ở các vùng Biển Đen, châu Âu, châu Mỹ, Đông Nam Á và Đài Loan đều thấp hơn so với thời gian trước. Thậm chí những con số này còn có thể thấp hơn nữa trong tương lai gần.
Theo số liệu báo cáo, trong 4 tuần liên tiếp vừa qua, thép phế liệu trên thị trường thế giới đồng loạt giảm ở nhiều quốc gia và khu vực. Nguyên nhân được cho là bởi nhu cầu chủ yếu từ các nước nhập khẩu không cao hơn nguồn cung cấp. Bên cạnh đó, điều kiện thời tiết thuận lợi ở các nước xuất khẩu lớn cũng góp phần thúc đẩy nguồn cung cao lên so với trước.
Trước nhận định này, nhiều doanh nghiệp có thể thấy đó là một cơ hội thu gom với giá rẻ nếu họ dự trù được giá thép tăng trong tương lai gần. Tuy nhiên hiện tại nó đang là nỗi lo của các nhà cung cấp, đặc biệt là những ông lớn trong ngành sản xuất, tái chế phế liệu thép, một nguyên liệu tối quan trọng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp.
Giới thương nhân cho biết rằng các nhà sản xuất phải giảm giá thành thép phế liệu bởi đó là cách nhanh nhất để họ đẩy được hàng đi trong bối cảnh cung vượt cầu như vậy. Bên nhu cầu yếu, nguồn cung giữ nguyên đã là một sự khó khăn cho người xuất, huống gì lúc này nguồn cung lại tăng thì áp lực càng nhiều. Tại khu vực Biển Đen, hiện nay giá thép phế liệu tuần này đứng ở 418 – 447 USD/tấn. Con số này giảm nhiều so với 440 – 450 USD/tấn của tuần trước và chưa có dấu hiệu ngưng giảm.
Trong khi thép phế liệu là nguyên liệu quan trọng hàng đầu trong sản xuất thép dài như phôi thép hay thép thanh vằn, khi nhu cầu sản xuất hạ thì buộc lòng giá thành nguyên liệu phải thấp để không bị tồn đọng quá nhiều. Điều này các doanh nghiệp, nhà cung cấp không có quyền lựa chọn hay tự ý định đoạt. Giá phôi thép ở Biển Đen cũng giảm liên tục trong tháng qua do bất ổn chính trị. Tình hình các nước nhập khẩu quan trọng vùng Bắc Phi và Trung Đông đầu tư vào lĩnh vực xây dựng làm giảm nhu cầu phôi.
Các nhà sản xuất thép ở Thổ Nhĩ Kỳ đã không có nhu cầu nhập những chuyến hàng khối lượng lớn từ Mỹ và châu Âu. Bởi họ chỉ cần phù hợp với lượng hàng vừa phải, khối lượng nhỏ mà giá thành rẻ được chuyển vào bằng đường biển từ các nước láng giềng. Do đó kéo đến hệ quả tất yếu là châu Âu, Mỹ bị “hẫng” chân trên con đường xuất khẩu sang người “bạn hàng” lâu năm này. Giá thành thép vì thế mà sụt đáng kể.
Theo đó, giá thành phế liệu thép tại châu Âu tuần này giảm từ 5 – 15 USD/tấn và của Mỹ giảm từ 2 – 3 USD/ tấn so với tuần trước. Trong khi đó, tại thị trường Đông Nam Á, số phận giá thép phế liệu cũng long đong không kém. Trong tuần qua, thị trường thép Đông Nam Á giảm bình quân 5 – 10 USD/tấn. Không chỉ bởi nhu cầu nhập kém mà còn do ảnh hưởng của động đất, sóng thần ở Nhật Bản cũng gây sức ép khá lớn. Bởi Nhật Bản là nguồn cung thép phế liệu hàng đầu cho khu vực.
Một thị trường quan trọng của châu Á là Đài Loan, tuần này cũng có giá phế liệu giảm nhiều, đứng ở 445 – 450 USD/tấn, CFR, giảm so với tuần trước đến 5 – 10 USD/tấn. Có thể trong thời gian tới giá thành của loại phế liệu này sẽ ngừng giảm hoặc cũng có thể tăng. Nhưng trước mắt các nhà xuất khẩu đang lo lắng với tình hình khó khăn hiện tại. Đẩy hàng đi không nhanh như trước mà giá cả lại bị thấp thảm hại như vậy, quả là một nỗi lo lớn.
Giới thương nhân tiết lộ, các nhà máy thép ở Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến sẽ quay trở lại thị trường để tiếp tục mua thép phế liệu của châu Âu và Mỹ trong tuần tới. Đó là bởi nguồn dự trữ của họ sắp cạn kiệt. Vì thế các thị trường cung này có thể tạm thời thở phào. Nhưng, chắc chắn họ có mua không, mua khối lượng bao nhiêu, có đủ nâng giá thành lên hay không, có làm khó gì với bên cung hay không,…? Đó vẫn còn là những câu hỏi chưa thể giải đáp mà phải chờ thị trường.
Cũng trong tuần này, một vài chuyến tàu chở hàng phế liệu thép của Mỹ đã cập bến Thổ Nhĩ Kỳ, bán với giá khoảng 435 – 440 USD/tấn, CFR. Tuy nhiên nhận thấy nhu cầu bên này vẫn quá thấp nên Mỹ chuyển hướng sang bán hàng cho Trung Quốc và Hàn Quốc. Những khách hàng mới này đã mua 20 chuyến hàng thép phế liệu của Mỹ trong vòng 2 tuần qua. Nhưng thực tế là vẫn không đủ để đẩy giá thành lên được.
Có thể thấy, trong kinh doanh, một khi cung – cầu lũng đoạn thì chuyện giá thành bị lên, xuống thất thường là điều dễ hiểu. Các nhà buôn không thể tự mình xoay chuyển tình hình mà phải đợi thời cơ, thị trường chung của thế giới để giải quyết một số vấn đề và còn nắm bắt cơ hội để mang về lợi nhuận cao nhất.
Đề cập timdichvu.vip khi gọi người bán để có được một thỏa thuận tốt